Một số nguy cơ tiềm ẩn với xe ít sử dụng trong thời gian dài

Theo thống kê từ Tổ Thông tin đáp ứng nhanh và các báo cáo về lưu lượng xe, mức độ di chuyển của người dân giảm từ 50 - 80%, thậm chí trên 90% trong đợt giãn cách.

Các loại xe ô tô thường ngày vốn đông đúc, nay phải nằm trong sân nhà, bãi đậu xe, hầm chung cư. Đặc biệt, thời gian giãn cách kéo dài, xe ngừng sử dụng lâu ngày dẫn đến việc khó khởi động, bình ắc quy yếu, lỗi động cơ…

Việc bảo quản xe và kiểm tra tổng quát trước khi sử dụng trở lại là điều cần thiết. Vậy các nguy cơ ảnh hưởng đến chiếc xe sau thời gian ít sử dụng là từ đâu, chúng ta có thể điểm qua một số yếu tố dưới đây.

Bình ắc quy yếu đi

Tuy xe không sử dụng và tắt máy, bình ắc quy vẫn duy trì cấp điện đến một số nơi như hệ thống chống trộm, các thiết bị cảnh báo an ninh, điều khiển từ xa… cộng thêm hiện tượng tự xả điện theo thời gian sẽ làm dòng điện trong bình ắc quy yếu đi. Điều này có thể dẫn đến các hiện tượng như: xe không thể khởi động, giảm tuổi thọ ắc quy gây nhiều bất tiện. Người sử dụng nên nổ máy không tải khoảng 10 - 15 phút mỗi tuần nhằm đảm bảo mức điện áp ắc quy luôn duy trì ở mức ổn định.

Xe không thể khởi động do bình ắc quy yếu điện

Hệ thống phanh gỉ sét

Đĩa phanh được chế tạo với vật liệu hợp kim, đặc biệt với các dòng xe phổ thông đa số là hợp kim thép dễ bị oxy hóa. Tùy vào điều kiện thời tiết, nếu khu vực đỗ xe có độ ẩm cao, đĩa phanh thường bị gỉ sét, phanh có tiếng kêu rít. Đối với phanh tay, nếu có nước đọng trên bề mặt giữa má phanh và đĩa phanh, lâu ngày sẽ có hiện tượng bám dính dẫn đến phanh tay bị bó cứng, không nhả ra được. Hiệu quả phanh tổng thể của xe bị giảm và nguy hiểm khi di chuyển trên đường. Một số mẹo thường được áp dụng là đậu xe trong khu vực khô thoáng, có bạt phủ, nhả phanh tay và chêm bánh xe...

Má phanh bị rỉ sét, ảnh hưởng đến hiệu quả phanh

Chuột bọ tấn công hệ thống điện

Các loài gặm nhấm như chuột hoặc côn trùng (gián, kiến…) thường chọn làm ổ bên trong khoang động cơ, các hốc bên trên ốp nhựa gầm xe, thảm sàn khiến xe có mùi khó chịu. Các mùi này nếu để lâu ngày sẽ tăng độ thẩm thấu, khó làm sạch và khử mùi hoàn toàn. Bên cạnh đó, chuột cũng là tác nhân chính làm hỏng các dây điện dẫn đến hệ thống điều khiển của xe không ổn định. Nếu xe không được kiểm tra kỹ sau thời gian ít sử dụng thì xe dễ bị hư hỏng, gây cản trở khi di chuyển. Lau nhanh bề mặt khoang động cơ và thường xuyên kiểm tra nắp capo là điều cần làm để tránh tình trạng trên. Việc sử dụng một số loại hóa chất chống chuột chuyên dụng cũng phần nào có tác dụng.

Cần làm sạch và thường xuyên kiểm tra khoang động cơ bởi hệ thống điện trong khoang động cơ dễ bị tổn thương bởi các loại côn trùng, gặm nhấm

Lốp xe bị biến dạng

Đỗ xe tại một vị trí và không di chuyển trong thời gian dài cũng làm ảnh hưởng đến lốp xe. Bởi lốp bị tăng sức ép lên cấu trúc do tải trọng không đổi ở cùng một vị trí trong khi hơi bên trong lốp thất thoát làm áp suất lốp bị giảm dần theo thời gian. Điều này dẫn đến lốp bị biến dạng, bánh xe bị đảo tăng cảm giác khó chịu khi lái xe, lệch lái…Để hạn chế tình trạng này, xe nên đtrên nền cứng (không sụt, lún…) và di chuyển xe tối thiểu 1 lần/ tuần (không cần di chuyển dài, chỉ cần thay đổi được vị trí lốp xe ban đầu). Ngoài ra, người dùng có thể bơm lốp căng hơn một chút trước khi đỗ lâu và xả về mức vừa đủ khi sử dụng xe.

Lốp xe bị biến dạng do nằm cố định 1 vị trí trong thời gian dài

Bên cạnh các nguy cơ về mặt vận hành và an toàn, việc ít sử dụng xe trong thời gian dài cũng gây tổn hại đến các chi tiết nội & ngoại thất. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người ngồi trong xe cũng như tính thẩm mỹ của xe.

  • Nấm mốc bề mặt nội thất: Không gian trong cabin kín trong suốt thời gian dài, không có sự luân chuyển không khí, tích tụ độ ẩm gây ra các vết mốc trên bề mặt ghế, nhựa. Đây cũng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây mùi hôi phát triển. Vì vậy, nên đậu xe ở khu vực khô thoáng, vệ sinh sạch sẽ vụn thức ăn và các chất bẩn khác trong xe. Việc kiểm tra, vệ sinh và khử mùi diệt khuẩn trước khi sử dụng trở lại là cần thiết để đảm bảo sức khỏe người ngồi trong xe cũng như bề mặt vật liệu trong cabin.
  • Ố mốc hoặc bạc màu trên các bề mặt chi tiết ngoại thất: Với các bề mặt như sơn, kính bên ngoài xe, bụi bẩn và nước đọng lâu ngày là tác nhân hình thành các vệt ố mốc. Nơi đỗ xe nên có mái che hoặc phủ bạt bảo vệ, hạn chế đỗ trực tiếp dưới tán cây. Vì xác côn trùng, nhựa cây, phân chim…dễ bám dính vào xe, sau đó thấm vào các lớp sơn gây hư hỏng bề mặt, tạo nhiều đốm mất thẩm mỹ. Đối với các chi tiết nhựa, cao su ngoại thất, đặc biệt là cần gạt mưa, nếu xe đậu ở vị trí có nắng thì dễ bị bạc màu, lão hóa, rạn nứt.
Ố mốc trên bề mặt kính, sơn xe

Làm sao để giảm thiểu rủi ro?

Để khách hàng yên tâm hơn khi sử dụng xe, THACO AUTO đã triển khai gói dịch vụ “Bảo dưỡng xe ít sử dụng” với các hạng mục đặc thù, tối ưu đi kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn cho các thương hiệu xe du lịch đang được phân phối tại Việt Nam là BMW, MINI, Peugeot, Mazda và Kia. Cụ thể, bên cạnh các hạng mục kiểm tra thông thường, các kỹ thuật viên sẽ thực hiện việc kiểm tra chuyên sâu từ các chi tiết, bộ phận đến các tính năng có khả năng bị ảnh hưởng trong thời gian ít sử dụng xe. Theo đó, hệ thống phanh, lốp, hệ thống điện trong khoang động cơ, ắc quy, cần gạt mưa, các loại dung dịch trên xe, tình trạng bề mặt sơn, kính xe, bề mặt da và chi tiết nhựa... sẽ được kiểm tra cẩn thận. Trong trường hợp phát hiện những hư hại hoặc các nguy cơ như nấm mốc trên bề mặt nội thất, hở hệ thống dẫn điện, lão hóa chi tiết cao su gạt mưa, lốp xe, cạn nguồn ắc quy, dầu nhớt hoặc rỉ sét hệ thống phanh…nhân viên dịch vụ sẽ tư vấn hướng khắc phục phù hợp để đảm bảo chiếc xe trong tình trạng tốt nhất trước khi cùng chủ nhân chinh phục những cung đường mới.

Khách hàng có thể liên hệ các trung tâm dịch vụ ủy quyền chính hãng gần nhất của các thương hiệu trên hoặc tổng đài 1900 1101 (BMW, MINI, Peugeot); 1900 545 591 (Kia, Mazda) để được tư vấn chi tiết về nội dung gói dịch vụ bảo dưỡng và các ưu đãi khác tại khu vực mình đang sinh sống.

phone
youtube
youtube

Giấy CNĐKDN: 4001221658 © 2021 THACO AUTO. All right reserved.